VÒNG BI MÁY NÉN KHÍ
Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp Bảo Tín xin chia sẻ bài viết về thiết bị vòng bi máy nén khí - một trong những sản phẩm mà công ty chúng tôi có cung cấp. Hi vọng, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn về sản phẩm này.
1. Vòng bi máy nén khí là gì?
- Vòng bi máy nén khí: Là tên gọi tắt cho các loại vòng bi sử dụng trong tất cả các loại máy nén khí.
- Ứng dụng: Sử dụng cho các loại máy nén khí của các hãng sản xuất lớn trên thế giới.
2.Đặc điểm
- Dày và có kích thước lớn.
- Vòng bi máy nén khí có khả năng chịu tải rất lớn và sử dụng trong môi trường khí nén cực cao nên đa phần dùng 2 hãng chính là SKF và FAG cho máy công suất cao.
- Ngoài ra, các hãng vòng bi như NSK, NTN sử dụng cho máy nén khí có công suất thấp.
Một điều nữa cũng rất quan trọng khi sử dụng vòng bi máy nén khí là mỡ bò được sử dụng kèm theo cũng phải là loại mỡ bò chịu được áp suất lớn. Nếu không vòng bi này rất mau hỏng.
3.Cấu tạo
Cấu taọ vòng bi gồm: Con lăn, vòng trong, vòng ngoài, vòng cách. Các bộ phận này được làm từ thép cứng, và vật liệu có chứ phần trăm các bon cao.
4.Phân loại
- Dựa vào con lăn của vòng bi có thể chia ra làm các loại như sau:
- Dựa vào kết cấu vòng bi thì chia thành:
* Vòng bi tròn có rãnh sâu: Vòng bi này chịu tải trọng hướng tâm, tải trọng dọc trục và vận hành tốc độ cao. Là loại thông dụng nhất bởi sự đa dạng về chủng loại:
+ Z : Nắp chặn bằng sắt ở một phía.
+ 2Z : Nắp chặn bằng sắt ở 2 phía.
+ RS1: 1 nắp cao su (nắp này thường làm bằng sắt bọc cao su)
+ 2RS1: 2 năp cao su ở 2 phía.
* Vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy: Các rãnh chạy của vành trong và vành ngoài được chế tạo với góc tiếp xúc. Vòng bi này là loại không thể tách rời. Các viên bi được lắp vào kết cấu vòng trong đối diện, số bi được lắp nhiều hơn so với vòng bi tròn rãnh sâu.
- Loại này chịu được lực hướng tâm, dọc trục, tuy nhiên lực dọc trục chịu theo một hướng nhất định. Thông thường thì hay ghép cặp 2 vòng bi loại này, chúng có thể chịu được tải dọc trục hai hướng do tải trong hướng tâm sinh ra.
* Vòng bi đỡ chặn tiếp xúc góc 2 dãy: Tương tự gần như gắn 2 vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy ghép theo kiểu lưng đối lưng.
- Những loại vòng bi này có thể chịu tải hướng tâm, lực moment và tải trọng hướng trục ở cả 2 phía.
* Vòng bi tròn tự lựa: Vòng bi này được thiết kế gồm vành trong gắn với 2 dãy bi cầu liên kết vành ngoài có hình rãnh cầu.
- Vòng bi có thể hoạt động trong điều kiện có sự lệch trục. Thích hợp với trục dài, nơi gối đỡ khó có thể định vị chính xác. Loại này thường có thể có lỗ côn và được lắp với ống lót côn.
- Dùng trong những ứng dụng tải trọng hướng trục thấp nhờ sự hỗ trợ nhẹ dọc trục của viên bi bởi rãnh chạy vành ngoài.
*Vòng bi đũa trụ: Thường được dùng những ứng dụng tốc độ cao. Bởi vành trong, vành ngoài và trục tiếp xúc trên một đường thẳng, nên chịu tải trọng hướng kính cao.
5.Vai trò
Vòng bi có những vai trò sau:
-Hỗ trợ các bộ phận nén khí phối hợp, vận hành với nhau
-Giữ cho đầu nén hoạt động trơn tru, ổn định, hạn chế rung lắc, giảm độ ồn cho máy nén khí.
-Trong trường hợp vòng bi hỏng hóc thì các bộ phân khác cũng sẽ ảnh hưởng theo, làm giảm tuổi thọ máy.
Cách lựa chọn vòng bi:
Để lựa chọn vòng bi cần hiểu được hết ý nghĩa trên sản phẩm. Dưới đây, Bảo Tín xin chia sẻ các thông tin kí hiệu trên vòng bi.
Một vòng bi thật thường có đầy đủ kí hiệu như: Thương hiệu, nơi sản xuất, kích thước,...
Kí hiệu |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
||
Thương hiệu |
- Cho biết bạc đạn được sản xuất bỏi thương hiệu nào trên thế giới. - Kí hiệu là những chữ cái in hoa |
Vd: Trên hình ảnh FAG chính là thương hiệu sản phẩm. |
||
Nơi sản xuất |
- Cho phép biết được bạc đạn được sản xuất bởi quốc gia nào. - Kí hiệu chữ cái in hoa |
Vd: GERMANY cho ta biết vòng bi này sản xuất từ Đức. |
||
Kích thước |
- Kí hiệu: Các chữ số. Sau đó lấy 2 số cuối nhân với 5, ta được kích thước vòng bi. + Đường kính trong của vòng bi từ 00-99 (20mm< D <5000mm). - Chỉ số này cho ta biết kích thước vòng bi và lựa chọn sản phẩm phù hợp. - Lưu ý: Các số ký hiệu từ 04 trở lên đều sẽ nhân với hệ số 5. Còn lại từ 04 trở xuống có ký hiệu đặc biệt tương ứng quy đổi như sau: 00: 10mm, 01: 12mm, 02: 15mm, 03: 17mm |
Vd: Trên hình ta thấy ghi 32216 Lấy 16x5=80mm. Như vậy vòng bi này có đường kính 80mm |
||
Mức độ chịu tải trọng vòng bi |
- Kí tự thứ 3 từ phải sang trái, chúng có ý nghĩa như sau: Ký hiệu số 1 hoặc 7: Chịu tải rất nhẹ Ký hiệu số 5: Chỉ tải rất nặng, siêu nặng |
Vd: Kí hiệu 32216 như trên không chỉ cho ta biết kích thước mà còn cho biết mức độ chịu tải trọng vòng bi. Từ trái, sang phải và kí tự thứ 3 là số 2 tương ứng chỉ tại nhẹ |
||
Phân loại vòng bi |
-Kí tự thứ 4 từ phải sang trái được ký hiệu từ 1 - 9. Chúng có ý nghĩa như sau: 0: Chỉ loại bi tròn 1 lớp 3: Chỉ loại bi đũa ngắn hai lớp 5: Chỉ loại bi đũa xoắn |
Vd: 32216 Từ phải sang trái, kí tự 4 là 2: tương ứng loại bi đũa ngắn 1 lớp |
||
Kết cấu |
- Kí tự thứ 5 từ phải sang trái 3: Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, vòng chặn trong không có gờ chắn 5:Có 1 răng để lắp vòng hãm định vị ở vòng chắn ngoài 6: Có 1 long đen chặn dầu bằng thép lá |
Vd: 32216 Theo bảng trên tương úng số 3: loại bi đũa hình trụ gắng 1 dãy, vòng chặn không có gờ chắn |
*Thông số, ý nghĩa kĩ thuật khác:
Kích thước cổ trục |
Bi cầu mới |
Bi trụ mới |
Bi cũ cho phép |
20-30 |
0.01-0.02 |
0.03-0.05 |
0.1 |
30-50 |
0.01-0.02 |
0.05-0.07 |
0.2 |
55-80 |
0.01-0.02 |
0.06-0.08 |
0.2 |
85-120 |
0.02-0.03 |
0.08-0.1 |
0.3 |
130-150 |
0.02-0.03 |
0.10-0.12 |
0.3 |
Đường kính cổ trục |
Khe hở giữa trục và vòng bạc |
|||
<1000 v/p |
>1000 v/p |
|||
Tiêu chuẩn |
Cho phép |
Tiêu chuẩn |
Cho phép |
|
18-30 |
0.040-0.093 |
0.1 |
0.06-0.118 |
0.12 |
30-50 |
0.05-0.112 |
0.12 |
0.075-0.142 |
0.15 |
50-80 |
0.065-0.135 |
0.14 |
0.095-0.175 |
0.18 |
80-120 |
0.08-0.16 |
0.16 |
0.12-0.210 |
0.22 |
120-180 |
0.100-0.195 |
0.20 |
0.150-0.250 |
0.30 |
180-260 |
0.120-0.225 |
0.24 |
0.180-0.295 |
0.40 |
260-360 |
0.140-0.250 |
0.26 |
0.210-0.340 |
0.5 |
360-500 |
0.170-0.305 |
0.32 |
0.250-0.400 |
0.6 |
Các lỗi vòng bi và cách khắc phục:
Nếu một vòng bi bị hư hỏng trong quá trình vận hành, sẽ dẫn đến toàn bộ máy hoặc thiết bị hư hỏng.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra hư hỏng vòng bi là bôi trơn kém, tháo lắp sai, lựa chọn vòng bi không đúng, tìm hiểu về trục và buồng gối đỡ chưa kỹ càng. Các hư hỏng vòng bi được chia và phân loại thành 2 loại hư hỏng: hư hỏng sớm vòng bi và hư hỏng tự nhiên do mỏi khi có sự tiếp xúc kim loại.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết hư hỏng vòng bi và biện pháp khắc phục:
Dấu hiệu |
Nguyên nhân |
Khắc phục |
|
Tiếng ồn lạ |
Tiếng ồn lớn của kim loại |
- Tải bất thường |
- Chế độ lắp, khe hở trong, tải đặt trước, vị trí vai thân gối không hợp lý. |
- Lắp ráp sai |
- Độ chính xác gia công và độ đồng tâm trục với lỗ gối và độ chính xác lắp ráp chưa hợp lý. |
||
- Bôi trơn không đủ hoặc không đúng |
- Bổ sung chất bôi trơn hay lựa chọn chất bôi trơn khác |
||
Cọ xát của các chi tiết quay |
- Thay đổi thiết kế vòng làm khuất khúc |
||
Tiếng ồn lớn đều |
- Vết nứt, ăn mòn hay vết xước trên rãnh lăn |
- Thay mới hay làm sạch vòng bi cẩn thận, cải thiện sự làm kín và sử dụng chất bôi trơn sạch |
|
- Có vết lõm |
- Thay mới vòng bi cẩn thận |
||
- Sự tróc vảy trên rãnh lăn |
- Thay mới vòng bi |
||
Tiếng ồn lớn không đều |
- Khe hở quá mức |
- Thay đổi chế độ lắp, khe hở và tải đặt trước. |
|
- Sự thâm nhập phần tử bên ngoài |
- Thay mới hay làm sạch vòng bi cẩn thận, cải thiện sự làm kín và sử dụng chất bôi trơn sạch |
||
- Có vết nứt hoặc tạo vảy trên các viên bi. |
- Thay mới vòng bi |
||
Nhiệt độ tăng bất thường |
- Bôi trơn quá mức |
- Giảm lượng chất bôi trơn và lựa chọn loại mỡ rắn hơn |
|
- Chất bôi trơn không đúng hay không đủ |
- Bổ sung chất bôi trơn hay lựa chọn chất bôi trơn tốt hơn |
||
- Tải bất thường |
- Chế độ lắp, khe hở trong, tải đặt trước, vị trí vai thân gối không hợp lý. |
||
- Lỗi lắp ráp |
- Độ chính xác gia công và độ đồng tâm trục với lỗ gối và độ chính xác lắp ráp chưa hợp lý. |
||
- Sự ma sát với vòng làm kín hay mặt lắp gép bị trờn. |
- Làm kín hợp lý, thay mới vòng bi, chế độ lắp và phương pháp lắp hợp lý |
||
Rung động |
- Có vết lõm |
- Thay mới vòng bi cẩn thận |
|
- Sự tạo vảy |
- Thay mới vòng bi |
||
- Lỗi lắp ráp |
- Đảm bảo độ vuông góc giữa trục và vai lỗ gối |
||
- Sự thâm nhập phần tử bên ngoài |
- Thay mới hay làm sạch vòng bi cẩn thận, cải thiện sự làm kín và sử dụng chất bôi trơn sạch |
||
Sự rò rỉ hay biến màu chất bôi trơn |
- Quá nhiều chất bôi trơn. Sự thâm nhập phần tử bên ngoài hay các hạt mài |
- Giảm lượng chất bôi trơn và lựa chọn loại mỡ rắn hơn. Thay vòng bi hay chất bôi trơn. Vệ sinh buồng gối và các bộ phận bên trong. |
7.Bảo trì và bảo dưỡng
Vòng bi rất dễ hỏng hóc khi sử dụng lâu ngày. Vì vậy, cần kiểm tra và thay dầu thường xuyên để vòng bi luôn hoạt động ổn định. Tùy vào thời gian sử dụng, mức độ chịu tải mà thay thế vòng bi.
Nếu như bạn cần nhân viên kĩ thuật để tư vấn và thay thế thì có thể liên hệ tới công ty Bảo Tín của chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.
SULLAIR VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN
Địa chỉ: P.305- Tòa nhà C2 - đường Đỗ Nhuận - P. Xuân Đỉnh - Q. Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 0983 755 949 Fax: 043.7509008 Skype: phuong-pr Hotline: 0946 678 168
Email: maynenkhibaotin@gmail.com Website: maynenkhibaotin.com
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – PHỤC VỤ 24/7