CẤU TẠO MÁY SẤY KHÍ GAS LẠNH VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG
1. Cấu tạo máy sấy khí Gas lạnh
Cấu tạo của loại máy này bao gồm:
- Air Inlet: Đường khí nén đi vào
- Bộ điều khiển áp suất
- Máy nén ga lạnh
- Van xả nước tự động
- Giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh
- Giàn ngưng
- Air Outlet: Đường khí nén đi ra
- Giàn trao đổi nhiệt khí, khí gá nóng
- Quạt làm mát cho dàn trao đổi nhiệt
- Mặt điều khiển của máy bao gồm các đồng hồ hiển thị và nút khởi động.
- Hộp điện nguồn
2. Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí Gas lạnh
– Khí nén từ máy nén khí đi vào máy sấy tại vị trí ① khí nén lúc này ở trạng thái áp lực cao, nhiệt độ cao, trong khí nén lúc này độ ẩm nhiều khí bão hoà. Khí nén tiếp tục đi qua bộ phận trao đổi nhiệt ⑧, tại đây, dòng khí nén vào sẽ được làm lạnh sơ bộ bằng dòng khí nén đã được sấy khô và xử lý từ giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh ⑤ đi lên.
– Sau khi được làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén đi vào giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh ⑤. Quá trình làm lạnh sẽ được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn môi chất gas lạnh. Nhiệt độ hóa sương tại đây là 3 ~ 8 độ C. Như vậy lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được ngưng tụ. Dầu, nước, chất bẩn sau khi được tách ra khỏi dòng khí nén sẽ được đưa ra ngoài qua van xả nước ngưng tự động ④.
– Dòng khí nén được làm khô, sạch, khí nén lúc này vẫn còn lạnh sẽ được đưa đến bộ phận ⑧ dàn trao đổi nhiệt khí, khí gas nóng, để nâng nhiệt độ khí lên khoảng từ 6 độ C đến 8 độ C nữa trước khi đưa vào sử dụng.
Chu kỳ hoạt động của môi chất làm lạnh được thực hiện bằng máy nén gas lạnh ③ để phát chất làm lạnh chạy tuần hoàn. Sau khi chất làm lạnh được nén qua máy nén gas lạnh, nhiệt độ và áp suất sẽ tăng lên, bình ngưng tụ sẽ có tác dụng làm nguội chất làm lạnh đó bằng nước làm mát sau đó qua ống mao dẫn để giảm nhiệt độ và áp suất trước khi về dàn bay hơi ⑤ để làm lạnh khí nén.
– Khi áp suất bay hơi giảm xuống một mức nào đó, van sẽ mở ra và hơi gas nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ hạ xuống cân bằng áp suất bay hơi nhằm ngăn ngừa áp suất bay hơi giảm xuống một mức thấp hơn, tránh hiện tượng đóng băng dàn bay hơi. Ngoài ra, van còn có tác dụng điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh khi có tải, không tải và hơi quá nhiệt.
3. Cách chọn máy sấy khí phù hợp với hệ thống nén khí
– Trong quá trình đầu tư lắp đặt hệ thống máy nén khí, thì việc tính toán lựa chọn máy sấy khí cùng lọc khí nén đi kèm phải đúng và phù hợp về (công suất, lưu lượng) là một điều hết sức quan trọng, nó giúp cho bạn có sự lựa chọn thông minh, tiết kiệm về kinh tế và đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhà máy…
– Tùy thuộc vào từng hãng máy nén khí, máy sấy khí mà chúng ta đưa ra những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào lưu lượng máy, áp suất và đường kính ống dẫn khí vào ra của máy nén khí để lựa chọn máy sấy khí cho phù hợp.
Để biết thêm thông tin về các mã sản phẩm khác, giá cả cũng như để nhận được sự hỗ trợ khác từ phía Công ty chúng tôi. Xin vui lòng liên hệ Công ty chúng tôi theo địa chỉ bên dưới. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!