Xi lanh máy nén khí trục vít

Mục lục [ Ẩn/Hiện ]

 

XI LANH MÁY NÉN KHÍ

Có rất nhiều quý khách hàng hỏi Công ty Bảo Tín chúng tôi về xi lanh máy nén khí là gì? Chức năng của xi lanh máy nén khí?.  Để giải đáp những thắc mắc về sản phẩm xi lanh máy nén khí. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin cơ bản, góp phần hỗ trợ các bạn để hiểu rõ hơn về sản phẩm xi lanh máy nén khí.

1. Xi lanh máy nén khí là gì?

- Là một thiết bị hỗ trợ trong máy nén khí, nó hoạt động cơ học bằng cách chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng qua đó chuyền tới thiết bị cần. Lượng khí nén đưa vào xi lanh sẽ tạo nên một áp xuất làm piston dịch chuyển theo hướng mong muốn của bạn.

- Nó được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay như công nghiệp lắp giáp, chế biến gỗ, thực phẩm, dây chuyền đóng gói, chế tạo rô bốt, lắp giáp điện tử,...

2. Nhiệm vụ của xi lanh máy nén khí.

- Nhiệm vụ chính của xi lanh chính là tạo ra không gian hút và nén khí , làm việc trong điều kiện nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi theo chu kỳ hút và nén.

- Trong môi trường làm việc so với piston và xec măng thì xi lanh thường có tốc độ mòn chậm hơn. Những hỏng hóc thường xảy ra đối với xi lanh là mòn xước, tróc và rỗ bề mặt làm việc do luôn phải hoạt động nơi có chế độ ma sát khô, cường độ hao mòn lớn  

- Xilanh làm việc trong môi trường mà áp suất của khí nén luôn biến thiên theo sự chuyển động của piston do đó độ mòn của xi lanh là không đều. Vị trí bị mài mòn nhiều nhất của xi lanh đó là vị trí gần điểm chết trên  do ở đó nhiệt độ và áp suất cao nhất và điều kiện bôi  trơn cũng khó nhất.

3. Cấu tạo của xi lanh máy nén khí.

- Xi lanh máy nén khí có cấu tạo như sau:

+ Chụp đầu trước và chụp đầu sau.

+ Piston và thanh đẩy Piston

+ Ống lót xi lanh.

+ Màng và đệm kín Piston.

+ Lò xo và các thành phần phụ khác.

4. Điều kiện chế tạo xi lanh.

- Xi lanh là một cụm chi tiết quan trọng đối với máy nén khí piston trong quá trình làm việc . Do vậy mọi sự mài mòn và hỏng hóc của xi lanh đều ảnh hưởng đến năng suất và khả năng làm việc của máy do đó khi chế tạo cũng cần phải tuân thủ một số điều kiện sau:

+ Vật liệu chế tạo phải tốt, đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật.

+ Đảm bảo độ chính xác cao ngay từ giai đạn gia công.

+ Lọc sạch đầu bôi trơn trước khi đưa vào sử dụng

+ Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi vận hành để chắc chắn không bị sót các hạt mài mòn từ quá trình gia công .

- Để đảm bảo máy hoạt động tốt cần thường xuyên kiểm, quan sát xi lanh qua các cửa van, xác định độ màu mòn của xi lanh sau một thời gian sử dụng. Khi có phát hiện về sự mài mòn ngay lập tức doa lại xi lanh nếu xảy ra hiện tượng nứt hoặc rỗ quá mức cần phải thay mới.

5. Công thức tính xi lanh khí nén.

a. Tính lực của Xi lanh

F = P.A

Trong đó

F: Lực của Xi lanh

P: Áp suất của khí nén cung cấp vào – Pa (kg/cm²)

A: Diện tích của piston theo cm²

b. Tính đường kính xi lanh.

Trong đó:

F: Lực xi lanh tạo ra (N)

P: Áp suất khí nén.

D: Đường kính xi lanh

d: Đường kính xi lanh bạn cần.

c. Ví dụ

- Giả sử, bạn đang cần chọn xi lanh khí nén trong khi biết các thông số sau:

+ Hành trình Lxl =250mm

+ Thời gian dẫn động T=0.5s

+ Tải trọng đáp ứng F=665.4 N

- Lúc đó bạn sẽ tính toán:

+ Áp suất khí nén của các máy nén khí thông dụng là p = 6bar = 6,1183 kgf/cm2

+ Tải trọng đáp ứng là F=665.4 N = 66.54 (kg)

+ Chọn đường kính xi lanh D = sqrt ((F*4)/(p*pi)) = sprt ((665.4*4)(6.1183*3.14)) = 3.72 cm

+ Chọn đường kính Dxl = 40 mm

+ Hành trình xy lanh Lxl = 250 mm

- Lưu ý:

+ Các loại xi lanh khí cơ bản: SC, SCD, SCJ nếu có hành trình từ thì có s phía sau.

+ Các đường kính chuẩn ngoài thì trường có: D= 32, 40,50, 63, 80, 100.

+ Hành trình chuẩn: 25, 50, 75, 80, 120,150,175, 200, 225, 250, 300, 350, 400, 450, 500.

Trên đây, là một số thông tin cơ bản về xi lanh máy nén khí. Mọi thắc mắc khác cần được hỗ trợ và tư vấn xin vui lòng liên hệ tới địa chỉ của Công Ty chúng tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

 

0946678168 Zalo icon Zalo: 0946678168