Muốn chọn được chiếc máy nén khí phù hợp phải tính đến một số yếu tố, có thể liệt kê khái quát 9 điểm quan trọng sau: Áp lực làm việc, lưu lượng khí ra, nguồn điện, yêu cầu về bảo vệ môi trường, cách lắp đặt, kiểu làm lạnh, yêu cầu về độ ồn, kiểu điều khiển, yêu cầu về hiệu suất. Chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ với quý công ty cụ thể từng điểm một.
Điểm quan trọng thứ nhất:Áp lực làm việc
Áp lực khí đầu ra của máy nén khí(kg/cm2) ngoài việc lấy áp lực sử dụng thực tế làm cơ sở ra còn phải công thêm áp lực tổn thất trong quá trình chạy trong đường ống và trong hệ thống làm sạch khí nén(máy sấy).
Áp lực đường ống giảm: Tổn thất của khí nén trong đường ống tựa như phương tiện giao thông di chuyển trên đường vậy. Khi đường trống, thẳng và ngắn, đường không vòng vèo sẽ giảm được tiêu hao trong thời gian lưu thông. Thường thì tổn thấp áp lực trong đường ống vào khoảng 0.5 kg/cm2, khí nén thường phải được xử lý bằng hệ thống làm sạch, khí nén chạy vào đường ống tiến hành trao đổi nhiệt để làm khô, hoặc chạy qua cột lọc khí để tiến hành quá trình làm sạch, đều sẽ sảy ra hiện tượng giảm áp, khoảng 0.3~0.5 kg/cm2(Lọc khí + máy sấy)
Điểm quan trọng thứ 2 là lưu lượng khí ra.
Trước khi tìm hiểu lưu lượng khí ra, Đầu tiên phải phân biệt sự khác nhau giữa lưu lượng khí ra thực tế và lưu lượng dịch chuyển của piston(lưu lượng khí lý thuyết).
Lưu lượng khí thực tế: Dựa vào dụng cụ đo làm chuẩn, đo được lượng khí trong máy nén khí xả ra sau quá trình nén.
Lưu lượng dịch chuyển của piston: tức lưu lượng khí ra lý thuyết, cũng chính là lưu lượng không tính đến bất kỳ tổn thất nào về năng lượng và hiệu suất, chỉ dựa trên nền tảng lý luận vật lý, thông qua công thức để tính toán mà cho ra kết quả. Thông thường mà nói, máy nén khí đơn cấp nhân với 0.65, máy nén hai cấp nhân cho 0.8 sẽ bằng với lưu lượng khí ra thực tế. Do đó, chọn lựa lưu lượng khí nên suy nghĩ đến mấy điểm dưới đây:
A: Lưu lượng khí hiện tại cần dùng (100%).
B: Lưu lượng có thể rò rỉ của đường ống (10%)
C: Kế hoạch mở rộng xưởng trong tương lai (20-50%)
D: Tần suất sử dụng (10-30%).
Có nghĩa là:
Lưu lượng khí lựa chọn= (A+B+C) x (1+D), khi giá trị C càng lớn, Giá trị D có thể giảm xuống các hợp lý. Cần đặc biệt chú ý tiêu chuẩn đo lường là dựa theo lưu lượng khí ra thực tế.
Những nhân tố khác cần tính đến
Nguồn điện
Môtơ sử dụng cho máy nén khí theo nguồn điện sẽ khác nhau, có thể chia thành điện 1 pha và 3 pha:
Một pha: Hiệu điện thế thông tường là 110V, 220V, theo tính an toàn và tiện lợi mà nói, 1HP trở xuống có thể sử dụng 110V, 1HP trở lên có thể sửa dụng 220V, 5HP hoặc mã lực lớn hơn không thích hợp sử dụng nguồn điện 1 pha.
Dựa vào sự khác nhau về kết cấu của máy nén khí, có thể chia ra 2 loại máy nén khí có dầu và không dầu, người sử dụng có thể dựa vào yêu cầu thực tế của mình để chọn lựa.
Loại có dầu: Tất cả các loại dùng nhớt để bôi trơn linh kiện phía trong đầu máy và bộ phận nén đều được gọi là loại có dầu, trong khí áp của dòng sản phẩm này có chứa một lượng nhỏ hơi dầu, tuy vậy vẫn có thể thích hợp để sử dụng cho một số ngành công nghiệp thông thường, nói chung khi sử dụng, vẫn có thể lọc bỏ lượng dầu đó bằng các bộ lọc, khi máy móc được vận hành sau một khoảng thời gian nhất định thì cần thay một lần dầu bôi trơn, sau đó phải thay định kỳ, nếu như không thay đúng thời gian và thay bằng loại dầu bôi trơn không thích hợp thì sẽ gây ra hỏng hóc đối với linh kiện bên trong máy tính, xem chi tiết hướng dẫn thời gian thay dầu định kỳ và loại dầu bôi trơn thích hợp trong bảng hướng dẫn sử dụng. Các ngành nghề sử dụng phù hợp: thép, nhựa, khuôn, chế biến và các ngành chế tạo thông thường.
Loại không dầu: linh kiện của máy không dầu được chế tạo từ những vật liệu có tính tự bôi trơn, không cần dùng dầu bôi trơn, nhưng bộ phận nén khí vẫn đạt được hiệu quả bôi trơn. Vì vậy đối với yêu cầu trong khí áp không chứa dầu thì những ngành nghề đó có thể sử dụng máy không dầu. Đối tượng sử dụng phù hợp: Công nghiệp chính xác, y khoa, thực phẩm, chất bán dẫn, ngành mạ v.v
Đối với các vấn đề của máy có dầu như dầu phế thải, ô nhiễm dầu, trong nước thải có chứa dầu thì đều phải được xử lý theo quy định an toàn môi trường.
Yêu cầu lắp đặt
Căn cứ theo yêu cầu sử dụng, có thể lựa chọn các cách sau:
Kiểu di động: các máy nén khí loại nhỏ đều sử dụng kiểu này, sử dụng hai bánh xe hoặc bốn bánh xe để có thể phù hợp với nhu cầu cần di chuyển của khách hàng.
Kiểu cố định: đối với các kiểu máy nén khí lớn, do thể tích và trọng lượng của những loại máy này đều không thích hợp để di chuyển và do yêu cầu lắp đặt cố định, cộng thêm việc giảm thiểu rung động và tiếng ồn, đa số các máy này đều dùng cách lắp đặt cố định này, khi lắp đặt cần chú ý vấn đề cường độ và mức cố định.
Yêu cầu giải nhiệt
Chức năng của việc giải nhiệt:
- Làm giảm nhiệt độ của máy móc, tăng tuổi thọ cho máy móc
- Giảm nhiệt độ thải khí, tăng tính hiệu quả cho việc sấy khô
- Bảo đảm an toàn, phòng tránh những sự cố về nhiệt độ phát sinh ngoài ý muốn
Phương thức giải nhiệt chia làm 2 kiểu:
- Giải nhiệt bằng nước: cần phải lắp thêm tháp nước giải nhiệt tuần hoàn . Sử dụng sự lưu động dòng nước để làm giảm nhiệt độ cho xy lanh và đường ống thải khí, đây là cách giải nhiệt hiệu quả nhất, thích hợp với các loại máy mã lực lớn.
- Giải nhiệt bằng khí: sử dụng cánh quạt để làm giảm nhiệt độ cho xy lanh và đường ống dẫn khí, là phương thức đơn giản, thuận tiện trong lắp đặt. Là cách làm lạnh thông dụng cho cả máy mã lực lớn và nhỏ.
Chú ý không gian lắp đặt máy nén khí:
Nguyên tắc đầu tiên là phải đặt ở nơi thoáng khí và rộng. Về vị trí lắp đặt, mặt cánh quạt của máy piston phải cách mặt tường 30cm trở lên, mặt khí ra của máy trục vít và mặt tường phải cách nhau tối thiểu 1m, cách mái nhà tối thiểu 1.5m
Yêu cầu về độ ồn
Tiếng ồn của máy nén khí thường xuất phát từ:
Sự vận hành máy móc: trong quá trình nén khí, tốc độ vận hành của máy làm phát sinh tiếng ồn, tiếng nạp và thải khí, tiếng ma sát và tiếng ồn do cánh quạt tạo ra.
Nguồn động lực tạo ra: Mô-tơ và động cơ trong máy gây ra tiếng ồn khi máy vận hành
Thân máy không cân bằng: đặt máy không cân bằng hoặc không đúng theo yêu cầu cũng sẽ tạo ra tiếng ồn khi máy vận hành
Rò rỉ khí ra: Sự lưu động của đường ra của ống thoát khí và áp suất cũng sản sinh tiếng ồn.
Các loại máy có kết cấu và cách vận hành khác nhau nên mức độ ồn tạo ra cũng khác nhau:
Máy piston thông thường: tếng ồn phát ra khi máy piston vận hành mà không có vật gì cản âm, tiếng ồn lan ra xung quanh.
Máy piston dạng hộp: tuy thân máy giống với máy thông thường, nhưng do mặt bên thùng máy được thiết kế đặc biệt, dùng vật liệu hút âm cao cấp, vật liệu chống rung và cách âm để tạo ra nên có thể giảm một lượng tiếng ồn đáng kể.
Máy trục vít: Do cấu tạo khác với máy piston nên độ tiếng ồn của hai loại cũng khác nhau.
Máy trục vít thường được thiết kế theo dạng hợp và mặt bên thùng máy được thiết kế đặc biệt, dùng vật liệu hút âm cao cấp, vật liệu chống rung và cách âm để tạo ra nên tiếng ồn thường nhỏ hơn máy piston.
Việc chống tiếng ồn tất nhiên không thể đạt được mức độ không có tiếng ồn nào, chỉ hy vọng có thể giảm bớt lượng tiếng ồn quá cao ảnh hưởng đến môi trường làm việc có thể chấp nhận, so với môi trường là ở mức dưới 75dB. Theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế, khi yêu cầu về độ ồn của môi trường làm việc xung quanh không quá cao thì tốt nhất nên chọn máy dạng mở.
Yêu cầu về kiểu điều khiển
Cách điều khiển máy nén khí được thiết kế theo tình hình sử dụng và lượng sử dụng khác nhau, mục đích để máy có tuổi thọ lâu nhất và sử dụng hiệu quả nhất. Lấy máy mã lực nhỏ kiểu giải nhiệt khí làm ví dụ, các thao tác điều khiển máy này hiện nay chia làm hai kiểu bán tự động và tự động hoàn toàn.
(Automatic Unloading System)
Loại bán tự động: Sử dụng van xả tự động (Automatic Unloading System) để điều khiển máy nén khí không tải và tải trọng. Nguyên lý hoạt động của nó là khi khí áp trong hệ thống vượt quá mức đã cài đặt, vòng van tự động làm xy lanh hoạt động khiến cho van nhập khí duy trì tình trạng mở và hiển thị trạng thái không tải
( Pressure Switch System )
Loại hoàn toàn tự động: Sử dụng công tắc áp lực ( Pressure Switch System ) để điều khiển motơ chuyển động. Khi khí áp hệ thống vượt quá mức khí áp mà công tắc áp lực đã cài đặt sẵn thì công tắc điện bị ngưng, tạm ngưng nguồn motơ và máy nén khí ngừng hoạt động; khi khí áp hệ thống hạ xuống thấp hơn mức hạn cài đặt, công tắc điện mở làm motơ hoạt động, máy nén khí tiếp tục nén khí như ban đầu.
Trên thực tế, những phương thức sau có thể làm tăng tính linh hoạt khi sử dụng:
- Lựa chọn bán và hoàn toàn tự động: cài đặt hệ thống điều khiển căn cứ theo tình hình thực tế
- Thay đổi qua lại giữa bán và hoàn toàn tự động: lựa chọn cách điều khiển thông qua máy tính.
Cách điều khiển của máy trục vít và máy mã lực lớn có nhiều kiểu, sẽ nói rõ ở những phần khác.
Yêu cầu hiệu suất
Các dòng máy nén khí khác nhau có kết cấu thiết kế, áp lực sử dụng, lưu lượng khí, thông số nén khí khác nhau, cụ thể như sau:
Máy có mã lực nhỏ, áp lực thấp: chủ yếu sử dụng máy piston
Máy 10HP trở xuống, đồng thời cần cách âm thì có thể lựa chọn kiểu máy hộp cách âm hoặc kiểu máy cuộn .
Máy 20HP trở lên: Chủ yếu chọn máy trục vít và máy giải nhiệt bằng nước
Máy cao áp (12kg trở lên): có thể chọn máy piston cao áp.